Tuesday 12 August 2014

CÁC LOẠI LỆNH TRỀN SÀN CHỨNG KHOÁN HOSE VÀ HNX

1.3.      Các loại lệnh.
a.      Định nghĩa:
-        Lệnh giới hạn là lệnh mua hoặc bán tại mức giá chỉ định hoặc tốt hơn.
b.      Các thông tin cần thiết và cách ghi vào phiếu lệnh.
+        Mã khách hàng
+        Mã CK
+        Loại giao dịch: Mua/ bán
+        Số lượng
+        Giá
c.      Điều kiên sử dụng & hiệu lực
-        Lệnh giới hạn được sử dụng trong phiên các đợt khớp lệnh định kỳ (bao gồm đợt khớp lệnh định kỳ mở cửa, đóng cửa và các đợt khớp lệnh định kỳ áp dụng sau CB Circuit Breaker) và các đợt khớp lệnh liên tục.
-        Lệnh giới hạn có hiệu lực kể từ khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch cho đến khi  lệnh  bị  huỷ  bỏ  hoặc cho đến  khi  kết  thúc  ngày  giao dịch.
-        Quy định hủy & sửa lệnh         
-        Việc sửa lệnh, hủy lệnh giao dịch chỉ có hiệu lực đối với lệnh gốc chưa được thực hiện hoặc phần còn lại của lệnh chưa được thực hiện.
-        Lệnh giới hạn có thể được sửa giá. Thứ tự ưu tiên của lệnh sau khi sửa được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống giao dịch.
-        Lệnh giới hạn có thể được sửa khối lượng. 
+        Trường hợp sửa khối lượng tăng: Thứ tự ưu tiên của lệnh sau khi sửa được tính kể từ khi lệnh sửa được nhập vào hệ thống giao dịch.
+        Trường hợp sửa khối lượng giảm: Thứ tự ưu tiên của lệnh không thay đổi.
a.      Định nghĩa:
-        Là lệnh mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá tốt nhất hiện có trên thị trường.
-        Là loại lệnh không xác định  giá  tại  thời điểm  nhập  lệnh. Giá  của  lệnh  thị trường được xác định là mức giá tốt nhất của lệnh đối ứng sau khi đã vào sổ lệnh.
-        Lệnh được chia thành 2 loại tùy vào thuộc tính hủy
+        MOK: Lệnh sau khi vào sổ lệnh nếu không khớp hết sẽ bị hủy toàn bộ.
+        MAK: Lệnh sau khi vào sổ lệnh nếu không khớp hoặc khớp một phần thì phần còn lại sẽ bị hủy.
b.      Các thông tin cần thiết và cách ghi vào phiếu lệnh.
+        Mã khách hàng
+        Mã CK
+        Loại giao dịch: Mua/ bán
+        Số lượng
+        Giá: ghi ký hiệu lệnh vào cột giá trên phiếu lệnh (MOK, MAK)
c.      Điều kiên sử dụng & hiệu lực
-        Lệnh được sử dụng trong phiên khớp lệnh liên tục.
d.      Quy định hủy & sửa lệnh
+        MOK: Lệnh sau khi vào sổ lệnh nếu không khớp hết sẽ bị hủy toàn bộ.
+        MAK: Lệnh sau khi vào sổ lệnh nếu không khớp hoặc khớp một phần thì phần còn lại sẽ bị hủy.
e.      Ví dụ:
Lệnh MOK
-        Sổ lệnh của CP XYZ trong trong đợt khớp lệnh liên tục phiên giao dịch ngày 08/07/2013 như sau:
Biên độ giao động giá là: 105.000 – 115.000.
Khách hàng A đặt lệnh mua 10.000 CP XYZ giá MOK

Mua
Bán
KL/ giá 3
KL/ giá 2
KL/ giá 1
KL/ giá 1
KL/ giá 2
KL/ giá 3
2000
109
1.000
110
10.000
MOK
1.000
111
2.000
112
3.000
113

Kết quả như sau:
Lệnh đặt của KH sẽ được hủy toàn bộ, do không được khớp hết 10.000cp.
Sổ lệnh của cổ phiếu XYZ tại sau khi khớp lệnh là:
Mua
Bán
KL/ giá 3
KL/ giá 2
KL/ giá 1
KL/ giá 1
KL/ giá 2
KL/ giá 3
0
2000
109
1.000
110
1.000
111
2.000
112
3.000
113
Lệnh MAK
-        Sổ lệnh của CP XYZ trong trong đợt khớp lệnh liên tục phiên giao dịch ngày 08/07/2013 như sau:
Biên độ giao động giá là: 105.000 – 115.000
Khách hàng A đặt lệnh mua 10.000 CP XYZ giá MAK

Mua
Bán
KL/ giá 3
KL/ giá 2
KL/ giá 1
KL/ giá 1
KL/ giá 2
KL/ giá 3
2000
109
1.000
110
10.000
MAK
1.000
111
2.000
112
3.000
113
Kết quả khớp lệnh như sau:
Khách hàng A khớp lệnh mua
-         1000cp     giá 111.000đ
-         2000cp     giá 112.000đ
-         3000cp     giá 113.000đ
Khối lượng còn lại của lệnh MAK 4.000cp XYZ được tự động hủy
Sổ lệnh của cổ phiếu XYZ tại sau khi khớp lệnh là:
Mua
Bán
KL/ giá 3
KL/ giá 2
KL/ giá 1
KL/ giá 1
KL/ giá 2
KL/ giá 3
0
2000
109
1.000
110



a.      Định nghĩa:
-        Lệnh Thị trường – Giới hạn là lệnh mua chứng khoán tại mức giá bán cao nhất hoặc lệnh bán chứng khoán ở mức giá mua thấp nhất.
-        Khi vào sổ lệnh, lệnh sẽ được thực hiện ngay với mức giá tốt nhất hiện có trong  sổ  lệnh.  Phần  còn  lại không được  thực  hiện  hoặc không được  thực hiện  hết  của  lệnh  do  khối lượng  của bên đối  ứng đã hết  sẽ  được  chuyển thành lệnh giới hạn. 
-        Lệnh thị trường mua sẽ chuyển thành lệnh giới hạn mua cao hơn mức giá khớp  cuối  cùng  một đơn vị  yết  giá,  hoặc  lệnh  thị  trường  bán  sẽ  chuyển thành  lệnh  giới  hạn bán  thấp hơn mức  giá  khớp  cuối  cùng một đơn vị  yết giá.
b.      Các thông tin cần thiết
+        Mã khách hàng
+        Mã CK
+        Loại giao dịch: Mua/ bán
+        Số lượng
+        Giá: ghi ký hiệu lệnh vào cột giá trên phiếu lệnh (MTL hoặc MP)
c.      Điều kiên sử dụng & hiệu lực
-        Lệnh Thị trường – Giới hạn chỉ được sử dụng trong phiên khớp lệnh liên tục. Lệnh chỉ được nhập khi có lệnh đối ứng.Trường hợp không có lệnh đối ứng, lệnh được nhập vào sẽ bị hủy.
d.      Quy định hủy & sửa lệnh
-        Lệnh Thị trường – Giới hạn khi đã chuyển thành lệnh giới hạn sẽ có điều kiện về sửa hủy giống như lệnh giới hạn.
e.      Ví dụ
-        Sổ lệnh của CP XYZ trong trong đợt khớp lệnh liên tục phiên giao dịch ngày 14/02/2011 như sau:
Biên độ giao động giá là: 105.000 – 115.000
Khách hàng A đặt lệnh mua 10.000 CP XYZ giá MP (MTL)

Mua
Bán
KL/ giá 3
KL/ giá 2
KL/ giá 1
KL/ giá 1
KL/ giá 2
KL/ giá 3
2000
109
1.000
110
10.000
MP
1.000
111
2.000
112
3.000
113
Kết quả khớp lệnh như sau:
Khách hàng A khớp lệnh mua
-         1000cp     giá 111.000đ
-         2000cp     giá 112.000đ
-         3000cp     giá 113.000đ
Khối lượng còn lại của lệnh MP 4.000cp XYZ được chuyển thành lệnh giới hạn (LO) ở mức giá 114.000đ
(trường hợp nếu giá khớp cuối cùng là giá trần thì lệnh mua thị trường sẽ được chuyển thành lệnh giới hạn tại mức giá trần)
Sổ lệnh của cổ phiếu XYZ tại sau khi khớp lệnh là:
Mua
Bán
KL/ giá 3
KL/ giá 2
KL/ giá 1
KL/ giá 1
KL/ giá 2
KL/ giá 3
2000
109
1.000
110
4.000
114



a.      Định nghĩa:
-        Lệnh ATO/ATC là lệnh đặt mua hoặc bán chứng khoán tại mức giá mở cửa/ đóng cửa.
-        Đây là loại lệnh không xác định giá tại thời điểm nhập lệnh.Giá thực hiện là giá tốt nhất trong thời điểm lệnh đã được đưa vào hệ thống để xử lý.
b.      Thông tin cần thiết
+        Mã khách hàng
+        Mã CK
+        Loại giao dịch: Mua/ bán
+        Loại lệnh: ghi ký hiệu lệnh vào cột giá trên phiếu lệnh (ATO/ATC)
+        Số lượng
c.      Điều kiên sử dụng & hiệu lực
-        Lệnh ATO/ATC chỉ được sử dụng trong đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá mở cửa/ đóng cửa.Sau khi kết thúc đợt khớp lệnh định kỳ mở cửa/ đóng cửa, các lệnh ATO/ATC không được khớp hoặc phần không được khớp của lệnh sẽ bị hủy hoặc hết hiệu lực.
+        Khi khớp lệnh, lệnh ATO/ATC sẽ ưu tiên được phân bổ trước
+        Khối lượng của lệnh ATO/ATC sẽ tham gia vào xác định giá khớp lệnh định kỳ
d.      Xác định giá ATC:
-        Khi cả hai bên sổ lệnh chỉ có lệnh ATO/ATC thì sẽ căn cứ vào tổng khối lượng đặt bên mua và bán để xác định.
+         Nếu Tổng khối lượng đặt bên mua >  Tổng khối lượng đặt bên bán thì
Giá khớp lệnh = Giá khớp lệnh gần nhất  + 1 đơn vị yết giá
+        Nếu Tổng khối lượng đặt bên mua <  Tổng khối lượng đặt bên bán thì
Giá khớp lệnh = Giá khớp lệnh gần nhất  - 1 đơn vị yết giá
+        Nếu Tổng khối lượng đặt bên mua <  Tổng khối lượng đặt bên bán thì
Giá của lệnh ATC = Giá khớp lệnh gần nhất  - 1 đơn vị yết giá
+        Nếu Tổng khối lượng bên bán và mua bằng nhau thì giá khớp lệnh = giá khớp lệnh gần nhất.
-        Khi có lệnh giới hạn ở 1 bên trong sổ lệnh, thì giá của lệnh ATC sẽ được xác định là giá cao nhất (trong trường hợp lệnh mua) hoặc giá thấp nhất (trong trường hợp lệnh bán) của 3 giá sau:
+        Giá tốt nhất cùng side +(mua)/-(bán) 1 thang giá
+        Giá xấu nhất side đối ứng
+        Giá khớp lệnh gần nhất
e.      Quy định hủy & sửa lệnh
-        Là lệnh mua/bán chứng khoán không có giá xác định tại thời điểm nhập lệnh, giá chỉ được xác định sau khi lệnh đã vào sổ lệnh.
*Giao dịch thông thường
1.3.5.          Lệnh quảng cáo: lệnh mua, bán trái phiếu và khách hàng có thể thỏa thuận thêm về các điều kiện giao dịch của lệnh (giá, khối lượng). Lệnh quảng cáo có thể gửi đến một, một nhóm thành viên hoặc toàn thị trường.
1.3.6.          Lệnh báo cáo giao dịch: Lệnh báo cáo được sử dụng để nhập giao dịch vào hệ thống trong trường hợp giao dịch đã được các bên thỏa thuận xong về các điều kiện trong giao dịch.
*Giao dịch mua bán lại: Hình thức thỏa thuận điện tử:
1.3.7.  Lệnh yêu cầu chào giá: có tính chất quảng cáo, được sử dụng khi khách hàng chưa xác định được đối tác trong giao dịch. Lệnh có thể được gửi đến một, một nhóm thành viên hoặc toàn thị trường.

1.3.8.  Lệnh chào mua, chào bán với cam kết chắc chắn: được sử dụng để chào đối ứng với yêu cầu chào giá. Lệnh chào với cam kết chắc chắn chỉ được gửi đích danh cho thành viên gửi Lệnh yêu cầu chào giá

No comments:

Post a Comment