Tuesday 12 August 2014

SỠ HỮU CHÉO , KHÁI NIỆM, NGUYÊN NHÂN , THỰC TRẠNG, HẬU QUẢ, CÁCH KHẮC PHỤC

  1. 1)     Khái niệm sở hữu chéo

Sở hữu chéo là một loại sắp xếp doanh nghiệp , trong đó một thực thể duy nhất sở hữu hai hoặc nhiều doanh nghiệp hoạt động trong thị trường chung giống nhau. Thuật ngữ này đôi khi cũng được dùng để chỉ một sự sắp xếp đầu tư trong đó nhà đầu tư có thể sở hữu đáng kể một khối lượng của cổ phiếu trong các công ty khác nhau mà đang hoạt động kinh doanh với các công ty thuộc sở hữu của nhà đầu tư đó. Trong cả hai kịch bản , động lực cho sở hữu chéo thường là để tăng cường mối quan hệ kinh doanh và quan hệ giữa các bên liên quan , và để kiểm soát mức độ cạnh tranh tồn tại trong thị trường.
Một ví dụ khác về quyền sở hữu chéo có thể xảy ra trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh. Một chủ sở hữu duy nhất có thể hoạt động một chuỗi bánh hamburger , một chuỗi các tiệm bánh pizza , và một chuỗi chuyên về thực phẩm như món ăn Mexico hoặc gà rán. Trong một cộng đồng nhất định, chủ sở hữu có thể xây dựng một trong mỗi của những nhà hàng để nắm bắt một thị phần lớn hơn , và sử dụng các nguồn cung cấp nhà hàng được cung cấp bởi một công ty cung cấp nhà hàng đó cũng là thuộc sở hữu của cùng một thực thể . Kết quả là một vị trí vững chắc trên thị trường, chi phí thấp hơn do mua khối lượng , vật tư , và một mức độ nhất định bảo vệ từ những thay đổi trong nền kinh tế.
(WISEGEEK,what is cross ownership,  market economy,business, 9/2012)
Hay nói cách khác theo Chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực: có thể hiểu là Sở hữu chéo xuất hiện khi một công ty A hay nhà đầu tư A đầu tư vào công ty B, sau đó công ty B đầu tư lại vào công ty A hoặc cả công ty A lẫn B đầu tư vào công ty C. Sau đó công ty C đầu tư ngược trở lại vào công ty A và công ty B. Có thể hiểu đơn giản như vậy. Trên thực tế, có thể chu trình của sở hữu chéo còn phức tạp hơn thế nữa.
(tapchitaichinh, sỡ hữu chéo và nhũng hệ lụy, 12/11/13)
  1. 2)     Sở hữu chéo xuất phát từ đâu?

Những năm chúng ta mới mở cửa, những năm 90 đến năm 1993, khi đó chúng ta mới bắt đầu có ngân hàng cổ phần. Thời điểm đó vốn của chúng ta rất ít, nếu không có hình thức các ngân hàng liên kết với nhau, thì không có nguồn vốn mở mang kinh doanh. Vì vậy hình thức sở hữu chéo xuất hiện từ thời điểm đó. 

Một yếu tố lịch sử nữa là trong giai đoạn 2005 – 2007, chúng ta đã cho phép nâng cấp khá nhiều ngân hàng. Một trong các yêu cầu quan trọng lúc đó là các ngân hàng phải đáp ứng yêu cầu về vốn điều lệ tối thiểu, khoảng 1.000 tỷ VNĐ. Để có đủ vốn thì các ngân hàng phải liên kết lẫn nhau.
  1. 3)     Nguyên nhân sở hữu chéo

Tình trạng sở hữu chéo xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

- Từ nhu cầu tăng vốn của Ngân hàng: Thời kỳ kinh tế tăng trưởng nóng, yêu cầu vốn của các ngân hàng trở nên lớn hơn, theo quy định thì đến năm 2010 vốn điều lệ thực góp của các NHTM phải đạt 3000 tỉ đồng, điều này đã gây nên áp lực đối với nhiều Ngân hàng khiến họ phải thông qua sở hữu chéo để tăng vốn ảo.

- Từ niềm tin vào đối tác: Khi thị trường tài chính Việt Nam phát triển thì hệ thống giám sát, quản lí ở cấp cao chưa tốt, nên cần có sự tin cậy giữa các DN với nhau và với DN thì sự tin tưởng này chỉ có thể thông qua mối quan hệ gia đình, người quen, hay còn được gọi là nhóm lợi ích.

- Từ những khó khăn trong hệ thống: Hệ thống tài chính ngân hàng Việt Nam hiện nay nổi lên nhiều rủi ro, yếu kém, cả trong hoạt động kinh doanh lẫn trong sự quản lí thiếu đạo đức, năng lực.

- Các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng muốn thâu tóm lẫn nhau với mục đích tăng quy mô hay cho vay “doanh nghiệp sân sau” của mình.
(trích từ  chứng khoán đại học kinh tế quốc dân)
  1. 4)     Thực trạng sở hữu chéo tại Việt Nam

Về cơ bản, sở hữu chéo là một thuộc tính kinh tế khách quan đã xuất hiện trong quá trình phát triển tại nhiều nền kinh tế trên thế giới. Bên cạnh những lợi ích mang lại, thì sở hữu chéo đang lànguyên nhân của một số ảnh hưởng tiêu cực đến sự an toàn và lành mạnh của hệ thống ngân hàng Việt Nam như: Khiến khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng không được đánh giá đúng mức, làm gia tăng việc cho vay thiếu kiểm soát và khiến các quy định về dự phòng, phân loại nợ trở nên sai lệch. Đối với quá trình tái cơ cấu các ngân hàng Việt Nam hiện nay, sở hữu chéo là một trong những vấn đề cần quan tâm xử lýhàng đầu, đặc biệt là đối với công tác giải quyết nợ xấu cũng như tăng cường minh bạch hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Thứ nhất, nguồn lực và khả năng chống đỡ rủi ro của ngân hàng không được đánh giá đúng mức. Sở hữu chéo đã cho phép nhiều ngân hàng với quy mô vốn điều lệ nhỏ lách được quy định của Nghị định 141/2006/ NĐ-CP về mức vốn pháp định của các TCTD, theo đó vốn điều lệ thực góp của các ngân hàng phải đạt 1.000 tỷ đồng vào năm 2008 và 3.000 tỷ đồng vào năm 2010. Thông qua sở hữu chéo, cổ đông của ngân hàng A có thể vay tiền ngân hàng B thông qua một công ty đầutư tài chính của mình để góp vốn vào ngân hàng A và ngược lại hoặc là ngân hàng A đầu tư vào ngânhàng B, ngân hàng B đầu tư vào ngân hàng C và ngân hàng C lại quay lại đầu tư vào ngân hàng A.Chính điều này đã tạo ra luồng vốn tưởng là góp thật vào hệ thống nhưng thực chất lại là vốn vay lẫn nhau giữa các ngân hàng. Trong 4 năm qua, hàng loạt các NHTMCP đã nâng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng. Nhưng trên thực tế, quy mô của dòng vốn mới thực sự được bổ sung vào hệ thống ngân hàng vẫn chưa được làm rõ. Với quy mô vốn điều lệ tăng, các ngân hàng được phép huy động thêm tiền gửi trong dân cư và hàng nghìn tỷ đồng vốn huy động mới này lại có thể được dùng để tài trợ cho những dự án sân sau của chính các cổ đông lớn của ngân hàng. Ngoài ra, sở hữu chéo làm sai lệch việc đánh giá rủi ro của hệ thống ngân hàng vì rất nhiều chỉ số dựa trên số vốn tự có như hệ số an toàn (CAR),hay tỷ lệ vốn tự có/tổng tài sản, trong khi đó vốn tự có của các ngân hàng không thực chất là có quy mô như vậy mà bao gồm cả nguồn vốn ảo do sở hữu chéo. Trong những năm gần đây, tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng liên tục nóng khiến hệ số đòn bẩy tài chính tăng lên và hệ số an toàn vốn CAR giảm, đồng thời tấm đệm để phòng ngừa rủi ro là vốn tự có lại mỏng và bị gây nhiễu bởisở hữu chéo, tất cả những điều đó càng làm trầm trọng hơn những khó khăn của hệ thống.Các chỉ số không chính xác lại dẫn đến sai lệch cả về quản trị ngân hàng cũng như việc giám sát đối với hệ thống tài chính. Điều này là đặc biệt nguy hiểm vì những rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng tài chính khi bùng phát thì có sức lan tỏa rất rộng và hậu quả nghiêm trọng cho toàn bộ nền kinh tế.
Thứ hai, sở hữu chéo có thể làm gia tăng việc cho vay thiếu kiểm soát. Đối vớicác doanh nghiệp (hay ngân hàng) là cổ đông lớn, sở hữu chéo cho phép mộtdoanh nghiệp (hay ngân hàng) có tỷ lệ cổ phần lớn trong các NHTM có thể gây áp lực (mộtcách hợp pháp như qua bỏ phiếu trong hội đồng quản trị với vị thế cổ đông chiến lược) để ngânhàng này cấp vốn đầu tư vào những dự án không đủ tiêu chuẩn của doanh nghiệp hay ngân hàng của mình. Hay nói các khác, khi một TCTD lớn chiếm cổ phần chi phối ngân hàng khácvà biến ngân hàng này thành “sân sau” của mình, họ có thể buộc ngân hàng bị chi phối cấp tín dụng cho những dự án rủi ro hoặc cho doanh nghiệp có quan hệ thân thiết. Mặc dù theo quy định thì các ngân hàng không được cho các cổ đông của mình vay vốn, nhưng các ngân hàng có thể lách quy định này bằng cách cho các công ty con của các doanh nghiệp vay vốn.Mặt khác, không loại trừ trường hợp lãnh đạo của ngân hàng chi phối lạm dụng quyền lực buộc ngân hàng mà mình có thể chi phối cấp tín dụng để phục vụ lợi ích cá nhân.
Thứ ba, các quy định về giới hạn tín dụng, phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của NHNN có thể bị làm sai lệch tinh thần bởi sở hữu chéo. Khi khách hàng doanh nghiệp không trả được nợ cho ngân hàng, thay vì xếp khoản vay thành nợ xấu và trích dự phòng rủi ro theo quy định, ngân hàng A giấu nợ xấu của mình bằng cách không khai báo nợ xấu mà nhờ ngân hàng B (ngân hàng A có sở hữu) cho vay để đảo nợ. Đây cũng là một trong những lý do khiến NHNN khó nắm được chính xác số nợ xấu của toàn bộ hệ thống ngân hàng.


No comments:

Post a Comment